Mụn sữa (viêm tia sữa đầu ti) – Dấu hiệu và xử trí cho mẹ bỉm sữa
Mụn sữa ( hay còn gọi là viêm đầu ti) là hiện tượng ở đầu ti xuất hiện nốt mụn màu vàng hoặc màu trắng trên lỗ ra ở núm ti chặn một tia sữa và gây đau cho mẹ khi bé bú hay là hút sữa, tình trạng này gặp khá phổ biến ở nhiều mẹ.
Nguyên nhân gây ra mụn sữa:
- Trong quá trình mẹ cho con bú vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở của ống dẫn sữa, tạo nên một điểm nhiễm trùng nhẹ.
- Do áp lực mút hoặc vắt quá lớn từ bé bú hoặc vắt gây ra.
- Sau sinh sức khoẻ yếu, đề kháng kém hơn nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào.
Biểu hiện :
- Xuất hiện một đốm trắng hoặc vàng ở đầu ti trên núm ti.
- Đau rát nhiều khi ngực căng sữa, có pxxs.
- Vắt tay, dùng máy hay bé ti mẹ đều đau.
Xử trí:
- Chuẩn bị dung cụ y tế : ( nước muối sinh lý, gạc, sát trùng Povidine)
- Cách làm : Sát khuẩn đầu ti.
- Ngâm đầu ti vào bát nước muối ấm ( cảm giác đầu ti có thể chịu đựng được), sau đó dùng tay bóp sữa ra ở trong nước.
- Mẹ cần quan sát được tia sữa nào đang phụ trách cho tia sữa bị cứng đấy ở trên bầu ngực bằng cách một tay ấn ngực và tay còn lại vắt từ từ ở đầu ti và quan sát xem các tia sữa, xem màu tia sữa nếu mà trong màu hơn các tia khác thì chính là tia đó.
- Sau đó Mẹ có thể cho bé ti hoặc hút sữa, mẹ cần kết hợp dùng tay đẩy sữa để sữa dễ dàng thoát ra ngoài hơn.
- Trước mỗi lần hút sữa và cho bé ti, dùng một tay vắt sữa một tay vừa nhỏ nước muối để nước muối đi vào bên trong ống dẫn sữa để làm sạch thông thoáng ống dẫn sữa. Hãy nhớ lau lại với nước thường trước khi ti hoặc hút
- Sau khi bé ti, hút sữa xong, rửa lại nước muối và sát trùng Povidine.
Cách phòng:
- Cho bé ti mẹ đảm bảo đúng khớp ngậm.
- Không dùng lực quá mạnh của máy.
- Lúc bị viêm sữa khó thoát nên cần hút kĩ không để ngực quá căng.
- Ngâm ti sau mỗi cữ hút để đẩy sữa ra tốt hơn.
Lưu ý:
- Rất nhiều mẹ lo lắng mụn sữa (viêm đầu ti) có ảnh hưởng đến việc cho bé dùng sữa mẹ không?
- Theo ý kiến từ bác sĩ, mụn sữa ( viêm đầu ti) sữa không ảnh hưởng nhưng sẽ làm cơ thể mẹ đau nhức, mệt mỏi nên nó sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
- Tình trạng này thường kéo dài 2-3 tuần
- Cần điều trị sớm để giảm tình trạng đau và tránh tắc tia sữa nặng hơn.
- Có thể cân nhắc việc dùng kháng sinh bôi Mupirocin 2%. Hoặc thăm khám bác sĩ gần nhất để yên tâm hơn.
Mẹ bấm vào đây để được tư vấn kĩ hơn nhé https://www.facebook.com/profile.php?id=61567822760871